Hệ Thống Điện Thông Minh

Thiet Bi Nha Thong Minh 1

Ngày nay, điện thông minh đang được sử dụng nhiều trong các công trình, tòa nhà, căn hộ, và các hệ thống khác. Với ưu điểm vượt trội của mình trong việc quản lý toàn bộ hệ thống điện chỉ qua 1 chiếc điện thoại thông minh hoặc một chiếc máy tính bảng. Thao tác từ xa nhanh chóng và quản lý được toàn bộ ngôi nhà của mình trong tầm tay. Hãy cùng 3E Việt Nam điểm qua các loại mô hình điện thông minh hiện nay nhé.

6 HỆ THỐNG THIẾT BỊ THÔNG MINH CƠ BẢN TRONG MÔ HÌNH NHÀ THÔNG MINH HIỆN NAY

Rất nhiều người có thể hình dung được nhà thông minh là như thế nào, nhưng lại không nắm rõ các thiết bị bên trong gồm những bộ phận gì, và nếu muốn lắp nhà thông minh gì cần bắt đầu từ thiết bị nào. Cùng tìm hiểu 6 hệ thống thiết bị nhà thông minh cơ bản nhất trong mô hình nhà thông minh hiện nay để có thêm thông tin tham khảo và lựa chọn nếu muốn lắp đặt nhà thông minh

Cùng với sự phát triển của toàn nhân loại trên mọi lĩnh vực khoa học, công nghệ, âm nhạc, nghệ thuật đã mang đến những thay đổi trong lối sống cũng như nhu cầu của con người. Đặc biệt là nhu cầu về nhà ở, khi ngày càng có nhiều người mong muốn sở hữu một ngôi nhà thông minh, tiện lợi hơn là một ngôi nhà truyền thống.

Nhà thông minh (smart home) là ngôi nhà được lắp đặt các trang thiết bị điện, điện tử hiện đại mà chúng ta hoàn toàn có thể điều khiển, truy cập và giám sát từ xa ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào để kiểm soát hệ thống an ninh, ánh sáng, môi trường… của ngôi nhà. . Để biến ngôi nhà của bạn trở nên “thông minh” hơn có rất nhiều cách từ lựa chọn giải pháp toàn diện cho đến lắp đặt thiết bị đơn lẻ với vô vàn các tính năng tiện ích, song để lắp đặt từ cơ bản thì cần triển khai những hệ thống sau:

1. Bộ điều khiển trung tâm

Bộ điều khiển trung tâm nhà thông minh được xem như bộ não của mô hình nhà thông minh. có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý hoạt động của các thiết bị điện thông minh khác. Với bộ điều khiển này, bạn có thể dễ dàng giám sát, quản lý thông tin từ các thiết bị thông minh khác trong ngôi nhà thông qua bộ truyền tín hiệu.

Nguyên lý hoạt động: Bộ điều khiển trung tâm nhà thông minh sẽ tiếp nhận thông tin từ tín hiệu từ các đầu vào như công tắc, cảm biến… gửi đến sever. Sau khi tiếp nhận thông tin bộ điều khiển trung tâm sẽ truyền tín hiệu đến công tắc, đèn… để thực hiện các yêu cầu của người dùng

Ví dụ: Khi bạn thao tác bấm kịch bản chiếu sáng “Xem Tivi” trên bảng điều khiển cảnh, tín hiệu này được truyền tới bộ điều khiển trung tâm. Tại đây, bộ điều khiển trung tâm sẽ ra lệnh cho các thiết bị đèn chiếu sáng kịch bản chiếu sáng mà bạn đã cài đặt chế độ sẵn.

Bộ điều khiển trung tâm

2. Hệ thống đèn thông minh

Đèn thông minh về cơ bản được cấu tạo như bóng đèn LED thông thường nhưng được trang bị những chuẩn giao tiếp điều khiển không dây và có thể điều khiển bằng smartphone, điều khiển bằng giọng nói thông qua việc kết nối internet. Đèn thông minh có thể thay đổi được màu sắc anh sáng và cuòng độ sáng, hẹn giờ bật/tắt và chúng được kết nối với bộ điều khiển trung tâm và các thiết bị điện tử thông minh khác trong gia đình thông qua Bluetooth hoặc Wifi. Ngoài ra, Bóng đèn không dây được tích hợp những tính năng hiện đại nhưng hao tốn điện năng ít hơn so với bóng đèn thông thường và tuổi thọ cao hơn chính vì thế thiết bị này còn mang lại hiệu quả tốt trong việc tiết kiệm điện năng.

Một điểm đáng chú ý là đèn thông minh hiện nay đang là lựa chọn thiết bị thông minh phổ biến hàng đầu thế giới nhờ khả năng lắp đặt đơn giản, dễ cài đặt, được tích hợp trong nhiều phần mềm quốc tế như smart home Google hay smarthome Apple. Do đó đây chắc chắn sẽ là lựa chọn không thể bỏ qua nếu muốn làm quen và xây dựng nhà thông minh từ cơ bản.

3. Hệ thống điều khiển điện thông minh

Hệ thống điều khiển điện trong ngôi nhà thông minh cũng là một phần khá quan trọng tạo nên sự thông minh của một ngôi nhà. Có thể kể đến đó là hệ thống các công tắc điện thông minh. Đây là một loại công tắc ngoài những thao tác đơn giản để bật/tắt thông thường bằng cách chạm vào phím cảm ứng mà chúng còn có khả điều khiển từ xa bằng các thiết bị smartphone, điều khiển từ xa, giọng nói thông qua kết nối internet và chúng có thể kết với với các thiết bị điện tử thông minh như bộ điều khiển trung tâm, hệ thống đèn… thông qua các chuẩn kết nối tiên tiến như Blutuool Mesh, Wifi, Zigbee…

Đây là thiết bị cũng khá quan trọng và cũng đáng để đầu tư trong các hệ thống trong ngôi nhà thông minh vì chúng có những điểm nổi bật như có thể hoạt động độc lập mà không phụ thuộc vào bộ điều khiển trung tâm (HC) (Công tắc điều khiển điện thông minh chuẩn kết nối wifi).

Hiện nay trên thị trường có 2 loại công tắc điều khiển điện thông minh chủ yếu đó là công tắc thông minh với chuẩn kết nối wifi và công tắc thông minh với chuẩn kết nối điều khiển Blutooth Mesh (Loại này phải dùng kết hợp với hộ điều khiển trung tâm HC)

Hệ thống điều khiển ánh sáng trong ngôi nhà thông minh

4. Hệ thống điều khiển Rèm thông minh

Hệ thống điều khiển rèm thông minh có khả năng tự động đóng mở hoặc được hẹn giờ sẵn đem đến sự tiện nghi và thoải mái cho người sử dụng thông qua công tắc điều khiển rèm. Đóng mở rèm bất kỳ khi nào bạn muốn chỉ với 1 chạm, lên kịch bản rèm cửa tự động cùng hệ thống chiếu sáng, âm thanh. Bạn cũng có thể điều khiển bằng giọng nói hoặc thiết bị thông minh được kết nối qua bộ điều khiển trung tâm

5. Hệ thống điều khiển Nóng lạnh thông minh

Hệ thống điều khiển nóng lạnh được điều khiển bởi Công tắc bình nóng lạnh thông minh. Đây là loại công tắc được thiết kế chuyên dụng dùng để điều khiển bật/tắt bình nóng lạnh. Bạn cũng có thể điều khiển từ xa bằng các thiêt bị smartphone thông qua kết nối internet hoặc hẹn giờ để bật tắt thiết bị. Đây chính là hệ thống giúp chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình và giúp tiết kiệm năng lượng, giảm hóa đơn tiền điện. Hệ thống điều khiển nóng lạnh thông minh hiện nay đang được rất nhiều thương hiệu smarthome Việt Nam tập trung phát triển và cung cấp đến người dùng.

6. Hệ thống Cảm biến biến thông minh

Hệ thống cảm biến thông minh có nhiệm vụ như một “vệ sỹ” của ngôi nhà thông minh. Chúng tiếp nhận các dữ liệu đầu vào như sự chuyển động, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm… và gửi thông tin về bộ xử lý trung tâm. Từ đây, bộ điều khiển trung tâm sẽ “ra lệnh” để điều khiển cac thiết bị hay các kịch bản mà bạn đã cài đặt sãn theo nhu cầu của mình. Các loại cảm biến trong ngôi nhà thông minh hiện nay được phân chia dựa trên chức năng hoạt động, bao gồm:

  • Cảm biến chuyển động
  • Cảm biến ánh sáng
  • Cảm biến cửa
  • Cảm biến khói
  • Cảm biến bụi mịn
  • Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm
  • Hệ thống cảm biến trong ngôi nhà thông minh
  • Cảm biến ánh sáng trong ngôi nhà thông minh

Cảm biến ánh sáng trong ngôi nhà thông minh

Trên đây là danh sách 6 hệ thống cơ bản nhất người dùng có thể nghiên cứu và lựa chọn khi muốn bắt đầu nâng cấp ngôi nhà của mình trở nên thông minh và hiện đại hơn. Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể tham khảo qua các thương hiệu nhà thông minh trên thị trường để được tư vấn nhiều thông tin giải pháp hơn hay gặp khó khăn trong quá trình tự tìm hiểu về nhà thông minh.
 
Chúng tôi cũng đang là một trong số những đơn vị tư vấn và cung cấp nhà thông minh uy tín trên thị trường, mang đến cho mọi người giải pháp nhà thông minh toàn diện đáp ứng tiêu chí “Của người Việt – Vì người Việt – Cho người Việt”.

Liên hệ ngay hotline 0903.200.688 – 0902.899.838 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá chi tiết về các sản phẩm

Xem thêm tin tức